Những thông tin hữu ích về Vải Lụa mà bạn cần biết.

 

Vải lụa là loại vải khá mỏng và mịn màn. Từ thời xa xưa,vải lụa được xem là loại vải thuộc dòng cao cấp, chỉ có tầng lớp thượng lưu mới sở hữu những loại vải này và cho đến ngày nay vải lụa được sử dụng phổ biến trong ngành may mặc. Vậy vải lụa là gì? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn tất tần về những thông tin hữu ít về loại vải này.

Vải lụa là gì?

A picture containing shawl, colorful

Description automatically generated

Vải lụa là gì?

Là chất liệu vải có bề mặt rất mỏng, mịn được làm bởi một loại tơ, loại tơ tốt nhất để tạo ra vải lụa đó là tơ tằm, khi mặc tạo cảm giác rất thoải mái và dễ chịu.

Chất lượng của sợi tơ tằm sẽ phụ thuộc rất lớn vào loại lá dùng để nuôi tằm. Hiện nay các loại tơ tằm tự nhiên để làm ra vải lụa gồm có: tơ tằm dâu, tơ tằm sồi, tơ tằm lạc và tơ tằm lá sắn. Trong đó tơ tằm dâu được sử dụng phổ biến và ưa chuộng nhất chiếm tới 95% sản lượng tơ tằm trên thế giới. 

Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải lụa

Nghề dệt lụa có từ rất lâu đời, vào khoảng 6000 năm trước công nguyên. Nơi đầu tiên xuất hiện và phát triển ngành nghề dệt lụa đó là ở Trung Quốc. Đây là một loại vải mà chỉ có tầng lớp vua chúa hoặc các tầng lớp quý tộc mới được sử dụng, vải lụa cũng được dùng làm vật phẩm biếu tặng, cống nạp cho vua chúa, quan chức quý tộc. Không lâu sau đó thì được sử dụng phổ biến rộng rãi.

Còn ở Việt Nam từ thời xa xưa đã phát triển nghề dệt lụa. Nổi bật nhất là cái tên lụa Hà Đông, Vải lụa Hà Đông xuất phát từ làng nghề Vạn Phúc với nhiều mẫu mã và hoa văn tinh xảo, đưa loại lụa này trở thành sản phẩm nổi tiếng nhất tại thị trường Việt Nam. Ngoài ra còn một thương hiệu vải lụa khác đó là lụa Mỹ Á ở An Giang cũng khá nổi tiếng Việt Nam.

Quy trình sản xuất vải lụa

Diagram

Description automatically generated

Quy trình sản xuất vải lụa

Để sản xuất được vải lụa tơ tằm cần trải qua nhiều bước như sau:

Bước 1: Nuôi tằm

Thời điểm thích hợp để chăn nuôi nhộng tằm là vào mùa xuân và mùa thu. Khí hậu mát mẻ giúp cho nhuộng tầm phát triển mạnh. Vòng đời trung bình của một con tằm từ khi nở đến lúc nhả tơ là từ 23 – 25 ngày, trải qua 4 lần lột xác và được chia thành 5 độ tuổi khác nhau. 

Thức ăn chính của tằm là lá dâu, và dâu tằm phải được trồng ở những vùng đất sạch. Ngoài ra tầm còn ăn lá sắn. Tùy vào độ tuổi của tằm thì loại lá dùng làm thức ăn cũng khác nhau. Tần suất ăn của tằm suốt ngày đêm, sau khoảng 3 tầm phát triển đến kích thước tối đa thì bò đến nơi thích hợp để nhả tơ và tạo kén.

Bước 2: Nhả tơ kén

Các gia đình trồng dâu nuôi tằm thường dùng một chiếc né được làm từ thân cây đay tạo thành 5 lớp với những ô có hình chữ nhật thông thoáng để cho tằm bắt đầu nhả kén. Đầu tiên tằm sẽ nhả tơ để tạo vỏ bọc thô bên ngoài giúp cố định tổ kén để nó nằm trong kén và chuyển động theo hình số 8 khoảng 3000 lần để nhả tơ tạo thành sợi có chiều dài gần 1000 km quấn quanh kén. Sau khi nhả hết tơ con tằm sẽ nằm trong kén và hóa thành nhộng.

Bước 3: Ươm tơ

Đây là công đoạn kéo tơ từ kén thành những sợi tơ tằm thành phẩm. Thời gian bắt đầu ươm tơ là khoảng 1 tuần sau khi tằm lên né và phải ươm tơ hết trong vòng 5 ngày. Để ươm tơ thì đầu tiên phải cho kén vào trong nước thật sôi để chất sericin tan ra để xác định được mối tơ và bắt đầu se sợi.

Bước 4: Dệt lụa

Dựa vào chất lượng sợi tơ sẽ có những cách dệt khác nhau và điều chỉnh độ dày mỏng của vải lụa. Chính quá trình dệt sợi đã tạo ra nhiều loại vải lụa khác nhau về độ dày mỏng, độ bóng mềm và độ cứng.

Bước 5: Nhuộm màu

Đây là bước cuối cùng tạo nên tính thẩm mỹ cho các loại vải lụa. Vì vải lụa nguyên bản chỉ có màu trắng ngà của tơ nên việc muốn có nhiều sắc màu khác nhau bắt buộc phải nhuộm màu.

Trước khi ngâm với thuốc nhuộm, lụa được ngâm trong nước nóng để làm truột tơ tức là loại bỏ sạch sẽ lớp keo bám trên bề mặt.

Các loại vải lụa phổ biến hiện nay

Lụa tơ tằm 

Lụa tơ tầm là gì?

Là loại lụa được ưa thích và sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực. Do được dệt bằng phương pháp thủ công, kĩ thuật tinh xảo, màu trắng ngà tự nhiên.

Lụa satin

A picture containing person, red, close

Description automatically generated

Lụa satin

Đây là một loại vải được làm từ những sợi tơ tằm cao cấp và dệt bằng kỹ thuật vân đoạn. Vì vậy mà các sợi vải đan cài vào nhau chặt chẽ hơn nhằm mang đến một sự mềm mại, bóng mượt hơn cho sản phẩm.

Lụa gấm

A picture containing underpants

Description automatically generated

Lụa gấm

Được tạo ra từ sự kết hợp giữa chất liệu vải lụa và gấm. Nhờ kết tinh những ưu điểm vượt trội nhất từ 2 chất liệu cao cấp, lụa gấm có đặc điểm mềm mịn, dày dặn, đa dạng màu sắc, họa tiết sang trọng, thường được sử dụng để may trang phục lễ hội, dạ tiệc hoặc sản xuất chăn gối đệm cao cấp.

Lụa cotton

A picture containing background pattern

Description automatically generated

Hình ảnh về lụa cotton

Được tạo ra từ sợi tơ tằm và cotton. Vì thế nó vô cùng sáng bóng và có khả năng chống tĩnh điện rất cao. Đặc biệt khi giặt không hề bị nhăn, phù hợp sử dụng trong mọi điều thời tiết.

Ưu, nhược điểm của vải lụa

Ưu điểm

  • Nhẹ, bền và khả năng cách nhiệt tốt. Do đó, trang phục được làm từ lụa tơ tằm rất mềm, mịn mang lại cảm giác sang trọng khi sử dụng

  • Khả năng hút ẩm, thấm hút mồ hôi tốt 

  • An toàn cho da, không gây dị ứng như những loại vải nhuộm hóa chất

  • Được làm từ nguyên liệu tự nhiên nhiên nên rất an toàn, thân thiện và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người sử dụng và môi trường

Nhược điểm

  • Dễ bị côn trùng cắn, mọt cắn

  • Dễ bị ố vàng bởi mồ hôi

  • Vì làm từ chất liệu tự nhiên nên khó nhuộm màu

  • Độ đàn hồi của vải lụa không được tốt như những loại vải khác. Theo kiểm tra, vải lụa chỉ có thể kéo được 1/7 độ dài của vải

  • Bảo quản vải lụa khá phức tạp, tỉ mỉ và giá thành cao

Cách bảo quản vải lụa

Để bảo quản các sản phẩm làm từ vải lụa cần tuân thủ những việc sau:

  • Không nên giặt quần áo làm từ vải lụa chung với các loại quần áo khác

  • Trước khi giặt nên ngâm vải vào nước ấm có pha xà phòng trong 5 phút.

  • Dùng tay vò nhẹ nhàng, không nên dùng hóa chất khiến giảm độ bền của vải.

  • Khi phơi nên chọn chỗ thoáng mát, không để ở nơi có nhiều ánh nắng chiếu vào trực tiếp.

Trên đây là những kinh nghiệm mà Đào Hiếu Nghĩa tích lũy được, mong rằng thông tin này sẽ giúp bạn hiểu thêm về vải lụa

Nguồn: https://sites.google.com/view/daonghiahieu/chat-lieu-vai/vai-lua?

Kết nối với Đào Nghĩa Hiếu qua thông bên dưới để được tư vấn miễn phí

Blog : https://daonghiahieu.blogspot.com/

Website:: https://sites.google.com/view/daonghiahieu/  

Địa chỉ: 22 Mễ Cốc, Phường 15, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: daonghiahieu@gmail.com

SDT: 0868 742 890




Nhận xét